Tô Lâm thâu tóm quyền lực bằng chiêu bài 'tinh gọn bộ máy'
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Chính sách tinh giản biên chế là một mũi tên bắn trúng 2 mục đích mà Tổng bí thư Tô Lâm nhắm đến.
Đích thứ nhất là lấy lòng dư luận, bởi bao lâu nay, người dân đã chán ngán bộ máy cồng kềnh, ngốn nhiều ngân sách, nhưng làm việc không hiệu quả.
Đích thứ 2 là nhắm vào đối thủ, bởi Tô Lâm hô hào tinh giảm hầu hết các ban ngành, trừ Bộ Công an. Ngay cả Ban Bí thư – nơi được xem là “nhà” của Tổng Bí thư, cũng bị Tô Lâm cho tinh gọn một cách mạnh mẽ.
Bộ Công an là nơi Tô Lâm đã làm chủ, và xây dựng suốt 8 năm ròng rã. Tại đây, gần như không còn nhóm nào có thể phát triển, mà đứng ngoài hệ sinh thái quyền lực của Tô Lâm. Cũng còn đó những nhân tố không thuộc hệ thống quyền lực của ông. Tuy nhiên, họ đã bị khống chế và vô hiệu hoá hoàn toàn. Ví dụ như Tướng Trần Quốc Tỏ.
Trong khi đó, tại Ban Bí thư, dấu ấn của Tô Lâm chưa sâu đậm. Phần lớn nhân sự trong cơ quan này, vẫn là người của ông Trọng cài cắm lại. Cho nên, việc tinh giản bộ máy là cách thanh lọc những tàn dư của ông Trọng một cách nhanh nhất. Có lẽ, phải mất nhiều năm mới có thể thanh lọc hết.
Ngoài ra, các cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương cũng bị Tô Lâm cho thanh lọc mạnh mẽ. Được biết, địa phương là nơi ươm mầm nhân sự cho các phe phái ở Trung ương. Thanh lọc ngay từ địa phương, chính là cách “diệt cỏ ngay khi nó nảy mầm”, đỡ phải vất vả chống đỡ về sau.
Như vậy, với chính sách tinh gọn này của Tổng Bí thư Tô Lâm, các phe phái khác đã và đang bị tổn thương nghiêm trọng. Quyền lợi của họ bị đe dọa, quyền lực bị suy yếu.
Vì sao Tô Lâm phải tung ra chiến dịch tinh gọn bộ máy?
Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan Đảng đang khẩn trương triển khai chiến dịch được ví như "cuộc cách mạng" tinh gọn bộ máy chính trị, dưới sự dẫn dắt của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, thạc sĩ Chính sách công, từ Canada, cho tờ RFA biết, sở dĩ ông Tô Lâm phải gấp rút thực hiện cải tổ bộ máy chính trị vì vị trí của ông hiện vẫn chưa thực sự vững chắc trong nội bộ đảng, do ông chỉ là Tổng bí thư được chọn giữa nhiệm kỳ chứ không phải được bầu lên trong một Đại hội đảng chính thức:
“Việc mà ông Tô Lâm không giữ được ghế chủ tịch nước cũng cho thấy đó là một sự phản ứng của các phe phái và cho thấy được là thế đứng của ông Tô Lâm vẫn chưa thực vững chắc.
Khi thế đứng của mình chưa vững thì mình phải tái phối trí lại để cho thế đứng của mình vững hơn và tạo được một cái cớ để có thể được tiếp tục cầm cương chương trình mà mình đã đưa ra để có thể nắm quyền một cách lâu dài. Khoảng thời gian tới đây sẽ là một khoảng thời gian thử thách đối với ông Tô Lâm.”
Cải tổ hay củng cố quyền lực?
Tại sao việc tinh gọn bộ máy chính trị đã được nhắc đến từ lâu, nhưng đến thời Tổng Bí thư Tô Lâm mới đẩy mạnh thực hiện?
Giáo sư Nguyễn Văn Chữ, người nghiên cứu tình hình chính trị Việt Nam, nhận định rằng nếu Tô Lâm thành công trong việc cải tổ bộ máy chính trị thì đây sẽ là “một mũi tên trúng hai đích”.
Bề ngoài, Tô Lâm muốn thể hiện cho người dân thấy ông thấu hiểu nỗi khổ “một cổ hai tròng” vừa nuôi bộ máy hành chính vừa gánh cả bộ máy tổ chức Đảng. Đồng thời ông cũng muốn trấn an các nhà đầu tư nước ngoài vốn e ngại trước một rừng thủ tụng rườm rà của Việt Nam.
Mặt khác, giáo sư Chữ cho rằng tái cấu trúc cũng là cơ hội để các phe phái chính trị tái bố trí nhân sự theo hướng có lợi cho họ.
Đồng tình với nhận định này, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đang tập trung củng cố quyền lực cá nhân. Có thể ông Tô Lâm dùng việc tinh gọn bộ máy để loại bỏ các phe đối lập trong đảng, giống như cách tiếp cận với vấn đề chống tham nhũng của người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng:
“Với những chương trình gọi là chiến dịch gọi như thế này thì thông thường mục tiêu chính trị nó sẽ là tương tự nhau. Với ông Tô Lâm thì có thể là nó còn thúc bách hơn. Ổng cần phải làm việc này nhanh chóng để có thể củng cố được nền tảng chính trị của mình ở trong đảng để nắm quyền lâu dài.”
Cuối cùng, ông Tuấn vẫn cho rằng Tô Lâm sẽ giải quyết được hết tất cả thách thức hiện có để dọn đường ở lại nắm quyền lâu dài. Bởi, di sản mà người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng để lại cho Tô Lâm là một chiếc ghế Tổng bí thư với quyền lực gần như là tuyệt đối:
“Vì vậy cho nên bây giờ ông Tô Lâm rất có lợi thế. Nếu mà ông ấy giữ được cái vị trí này cho tới kỳ đại hội sắp tới đây thì khả năng mà ổng có thể thành công vượt qua được những trở ngại, thách thức từ các phe phái đối lập với công cụ tái cấu trúc hệ thống chính trị này của ổng là khả năng cao.”
Theo RFA và Thoibao/Lê Trung Khoa
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Bài đăng phổ biến từ blog này
Phu nhân Tô Lâm là ai, Tô Lâm có mấy đời vợ?
Vợ con Tô Lâm là ai, những thông tin về người vợ đầu Nguyễn Thị Kim Loan và người vợ thứ hai Ngô Thị Phương Ly (Ngô Phương Ly) của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, được nhà báo Lê Trung Khoa cập nhật để mọi người cùng biết. Ngày 18/8/2024 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sẽ bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên bà Ngô Thị Phương Ly tháp tùng chồng đi công du nước ngoài. Vậy vợ Tô Lâm là ai? Bà Ngô Thị Phương Ly, sinh năm 1970, tức là nhỏ hơn Tô Lâm tới 13 tuổi. Đây là người vợ thứ hai của Tô Lâm. Người vợ đầu của Tô Lâm là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1959, chỉ kém Tô Lâm 2 tuổi. Bà Ngô Thị Phương Ly (quê quán Thanh Trì - Hà Nội) là một nữ nhà báo, hiện nay làm Trưởng phòng Văn hóa Nghệ thuật của Đài Truyền hình Việt Nam. Bà từng là một trong những người phát triển chương trình "Người xây tổ ấm" của kênh VTV3. Bà có 2 con với Chủ tịch nước, Tổng bí thư Tô Lâm, tất cả đều là con gái, trong đó Tô Hà Linh là chị cả. Người vợ đầu của Tô Lâm là ai? T...
Bộ quốc phòng điều tra em ruột Tô Lâm sau cuộc lật đổ Huệ và Thưởng của Bộ Công An
Cuộc chiến phe phái trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đang rất căng thẳng. Sau khi khi hai đệ ruột của Nguyễn Phú Trọng là Võ Văn Văn Thưởng và Vương Đình Huệ bị hạ bệ một cách chóng vánh, tới lượt Tô Lâm bị "sờ gáy" dù đang nắm trong tay Bộ Công an siêu quyền lực. Hai bên đang ăn miếng trả miếng với những diễn biến khó lường. Nhà báo Lê Trung Khoa trích nguồn tin thân cận trong nước cho biết, trong khi Bộ Công an khởi tố bắt tạm giam anh vợ Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với cáo buộc liên quan đến vụ Hậu “pháo”, thì Bộ Quốc phòng đang vào cuộc vụ Công ty Xuân Cầu Holdings của Tô Dũng, em ruột Tô Lâm. Hiện nay Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (quê quán Hà Tĩnh) vẫn hoạt động bình thường nhưng bị cấm xuất cảnh. Làng Xuân Cầu là nơi sinh của Tô Lâm, thuộc tỉnh Hưng Yên, được dùng làm tên của Công ty cổ phần Xuân Cầu Holdings. Công ty này là một tập đoàn đa ngành được thành lập từ năm 2000, có trụ sở chính tại Hà Nội, do 6 cổ đông tham gia góp vốn, toàn là người của đại gia đình họ Tô ở...
Sự trở lại ngoạn mục của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng
Sau nhiều năm vắng bóng trên chính trường, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có màn trở lại không thể ngoạn mục hơn. Quyền lực bao trùm của Nguyễn Tấn Dũng và nhóm lợi ích Trước khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành nhà lãnh đạo quyền lực khi liên tiếp giữ cương vị tổng bí thư ba nhiệm kỳ, thì cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là nhân vật quyền lực số 1 từ Đại hội 12 trở về trước. Bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng vào năm 2006, vị chính trị gia người Cà Mau cầm quyền tổng cộng 10 năm, và để lại vô số hệ lụy. Hình ảnh của ông gắn liền với chủ trương vực dậy nền kinh tế Việt Nam qua việc thành lập 20 tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, coi đó là những quả đấm thép để thúc đẩy Việt Nam phát triển. Tuy nhiên “những quả đấm thép” này, thay vì biến Việt Nam trở thành “nước công nghiệp theo hướng hiện đại” như chính quyền đề ra, đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hàng tỉ USD. Trong số này không ít được cho là đã vào túi riêng của các “nhóm lợi ích” dưới trướng Nguyễn Tấn Dũng. "Ý tưởng...
Vì sao chưa thể bắt giam Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu?
Lê Trung Khoa_ Vì sao chưa thể bắt giam vợ chồng cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc như đồn đoán? Gần đây, trên mạng xã hội lại nổi lên các đồn đoán, về việc cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân sẽ bị xử lý. Tuy nhiên, việc khởi tố bắt giam đối với ông Phúc có ảnh hưởng đến hệ thống chính trị của chế độ. Trong khi đó, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng – người bị xét xử với tội danh nhận hối lộ 200 triệu đồng trong Đại án Sài Gòn Đại Ninh, liên quan đến các sai phạm đất đai ở tỉnh Lâm Đồng, đã khai với cơ quan điều tra rằng, ông được lãnh đạo Chính phủ giao chỉ thị, yêu cầu giải quyết theo đơn thư của Công ty Sài Gòn Đại Ninh. Điều đó đã khiến ông Dũng không còn cách nào khác mà đành phải ký phê duyệt. Cho dù, ông Mai Tiến Dũng, khai với cơ quan điều tra như kể trên, nhưng không nói rõ lãnh đạo Chính phủ đưa ra yêu cầu đó là ai. Nhưng trong giai đoạn xảy ra vụ án, cấp trên cao nhất của ông Dũng chính là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đây là lần đầu tiên, báo chí nhà nướ...
Thiếu tướng Vũ Hồng Văn em vợ Tô Lâm giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
Em vợ trước của Tô Lâm, Thiếu tướng Vũ Hồng Văn với quá trình phong quân hàm thần tốc, vừa được bổ nhiệm vào vị trí Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan đầy quyền lực của Đảng. Quá trình phong quân hàm của Thiếu tướng Vũ Hồng Văn: 1999 Thiếu úy, 2001 Trung úy, 2004 Thượng úy, 2007 Đại úy, 2010 Thiếu tá, 2013 Trung tá, 2014 Thượng tá, 2015 Đại tá, 2021 Thiếu tướng. Sáng 8/8/2024, tại Kỳ họp thứ 45 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã trao Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII đối Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Thiếu tướng Vũ Hồng Văn sinh năm 1976 quê Hưng Yên, đã kinh qua các chức vụ: Phó Chính ủy, Phó Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk; Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai; Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an. Thiếu tướng Vũ Hồng Văn là em vợ cũ ...
Nhận xét
Đăng nhận xét