Toàn cảnh VinGroup 'tay không bắt giặc' muốn làm đường sắt cao tốc Bắc Nam
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Mọi thứ diễn ra khẩn trương một cách đáng ngờ.
Việc tập đoàn Vingroup của tỉ phú Phạm Nhật Vượng muốn làm chủ đầu tư của dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam đang thu hút sự chú ý của dư luận.
RFA tổng hợp những thông tin đáng chú ý xung quanh sự kiện này.
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam
Tham vọng xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc theo tuyến bắc nam đã dược thai nghén từ thời Thủ tướng Phan Văn Khải thông qua Quyết định số 06/2002/QĐ-TTG, nhằm đặt ra một kế hoạch tổng thể đối với lĩnh vực đường sắt.
Tháng 8 năm 2008, Bộ Chính trị công bố Kết luận số 27-KL/TW về chiến lược phát triển giao thông vận tải (GTVT) đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
Dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam thậm chí đã ký văn bản ghi nhớ với Nhật Bản để vay 35 tỉ USD cho mục đích xây dựng đường sắt cao tốc, nhưng cuối cùng dự án không được thực hiện vì bị Quốc hội phủ quyết vào năm 2010.
Đến giai đoạn ông Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Thủ tướng Chính phủ, dự án đường sắt cao tốc bắc nam vẫn được tiếp tục thai nghén. Ông Phúc đã yêu cầu thực hiện nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án này, và đến đầu năm 2019 báo cáo được trình lên chính phủ, tuy nhiên báo cáo này sau đó bị bên thẩm tra yêu cầu chỉnh sửa lại.
Sau khi dịch Covid-19 đi qua, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 49-KL/TW vào tháng 2 năm 2023. Kết luận này đặt mục tiêu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2025, khởi công các đoạn ưu tiên từ năm 2026, và hoàn thành toàn tuyến trước năm 2045.
Đến tháng 11 năm 2024, Quốc hội cuối cùng đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Theo nhị quyết này, Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong việc: Tổ chức thực hiện, quản lý đầu tư Dự án.
Sự xuất hiện của Vinspeed và công văn gây bão
Ngày 6 tháng 5, ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch tập đoàn Vingroup đã thành lập công ty Vinspeed. Theo truyền thông nhà nước, công ty nay có vốn điều lệ vào khoảng 6.000 tỉ đồng, trong đó ông Vượng năm giữ 51% cổ phần, tập đoàn VinGroup giữ 10%, người nhà của ông Vượng giữ 4%.
Ngay trong ngày thành lập, công ty này đã gửi tới Thủ tướng Chính phủ một công văn đề xuất được làm chủ đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Trong văn bản trên VinSpeed đã yêu cầu chính phủ trao hàng loạt ưu đãi, bao gồm: được vay 80% vốn đầu từ từ nhà nước với lãi xuất 0%, được chỉ định trúng thầu các dự án xây dựng bất động sản dọc tuyến đường sắt, được quyền vận hành tuyến đường sắt trong vòng 99 năm, được quy định giá vé tối thiểu bằng 60%-75% giá vé máy bay.
Công văn trên đã gây xôn xao dư luận, phần là vì các bài báo đưa tin về nội dụng của công văn trên đã bị gỡ bỏ một cách bí ẩn, phần là vì những đòi hỏi được cho là quá đáng của VinSpeed.
Đến ngày 14 tháng 5, công ty của ông Phạm Nhật Vượng đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, với cam kết hoàn thành trong 5 năm. Báo chí nhà nước sau đó đã đồng loạt đưa tin theo hướng tích cực về sự tham gia của VinGroup vào dự án có trị giá 67 tỉ USD này.
Không những truyền thông nhà nước bày tỏ sự hăng hái đối với đề xuất của VinSpeed, Chính phủ cũng tỏ ra sốt sắng không kém.
Trên thực tế, ngày 10 tháng 5, trước cả khi VinSpeed chính thức đăng ký đầu tư dự án, Văn phòng Chính phủ đã gửi ra công văn mời họp đến một loạt các bộ, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, và người đứng đầu VinSpeed để bàn về đề xuất làm đường sắt cao tốc được công ty này đưa ra hôm 6 tháng 5. Cuộc họp diễn ra vào ngày 12 tháng 5.
Tiếp theo là gì?
Theo báo Tuổi Trẻ, trong cuộc họp giữa VinSpeed và các bộ của chính phủ, các cơ quan nhà nước ”cơ bản ủng hộ, hoan nghênh đối với đề xuất của Vinspeed việc đầu tư dự án dường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam”.
Cũng trong cuộc họp này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu "Công ty Vinspeed chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ phương án đầu tư, lập bản so sánh giữa 2 phương án đầu tư giữa Nhà nước và tư nhân. Và nộp báo cáo cho Chính phủ trước ngày 22 tháng 5.
Ông Phó Thủ tướng cũng cho biết sẽ cần phải trình Quốc hội xem xét những đòi hỏi của VinSpeed như việc chuyển hình thức đầu tư (từ đầu tư công sang giao cho tư nhân làm), và những “cơ chế chính sách đặc thù” mà VinSpeed đề nghị.
Ban đầu có thông tin Bộ Xây dựng sẽ chịu trách nhiệm lấy ý kiến các bộ ngành rồi báo cáo Chính phủ cũng như trình Quốc hội vào ngày 20 tháng 5, đúng ngày VinSpeed kỷ niệm tròn hai tuần tuổi.
Tuy nhiên, trong cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt diễn ra vào chiều tối ngày 20 tháng 5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo các bộ tiếp tục “nghiên cứu các đề xuất của Công ty Vinspeed và báo cáo cấp có thẩm quyền.”
Điều này có nghĩa Chính phủ vẫn chưa hoàn thành báo cáo để trình Quốc hội trong ngày 20 tháng 5.
Kỳ họp hiện tại của Quốc hội dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 30 tháng 6, Chính phủ sẽ cần phải hoàn thành báo cáo về đề xuất làm đường sắt cao tốc của VinSpeed và trình Quốc hội trong khoảng thời gian này.
Nếu đề xuất đầu tư của VinSpeed được Quốc hội biểu quyết trong kỳ họp này, thì đây sẽ là một sự kiện tạo kỷ lục về mặt thời gian.
Theo RFA
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Bài đăng phổ biến từ blog này
Phu nhân Tô Lâm là ai, Tô Lâm có mấy đời vợ?
Vợ con Tô Lâm là ai, những thông tin về người vợ đầu Nguyễn Thị Kim Loan và người vợ thứ hai Ngô Thị Phương Ly (Ngô Phương Ly) của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, được nhà báo Lê Trung Khoa cập nhật để mọi người cùng biết. Ngày 18/8/2024 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sẽ bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên bà Ngô Thị Phương Ly tháp tùng chồng đi công du nước ngoài. Vậy vợ Tô Lâm là ai? Bà Ngô Thị Phương Ly, sinh năm 1970, tức là nhỏ hơn Tô Lâm tới 13 tuổi. Đây là người vợ thứ hai của Tô Lâm. Người vợ đầu của Tô Lâm là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1959, chỉ kém Tô Lâm 2 tuổi. Bà Ngô Thị Phương Ly (quê quán Thanh Trì - Hà Nội) là một nữ nhà báo, hiện nay làm Trưởng phòng Văn hóa Nghệ thuật của Đài Truyền hình Việt Nam. Bà từng là một trong những người phát triển chương trình "Người xây tổ ấm" của kênh VTV3. Bà có 2 con với Chủ tịch nước, Tổng bí thư Tô Lâm, tất cả đều là con gái, trong đó Tô Hà Linh là chị cả. Người vợ đầu của Tô Lâm là ai? T...
Bộ quốc phòng điều tra em ruột Tô Lâm sau cuộc lật đổ Huệ và Thưởng của Bộ Công An
Cuộc chiến phe phái trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đang rất căng thẳng. Sau khi khi hai đệ ruột của Nguyễn Phú Trọng là Võ Văn Văn Thưởng và Vương Đình Huệ bị hạ bệ một cách chóng vánh, tới lượt Tô Lâm bị "sờ gáy" dù đang nắm trong tay Bộ Công an siêu quyền lực. Hai bên đang ăn miếng trả miếng với những diễn biến khó lường. Nhà báo Lê Trung Khoa trích nguồn tin thân cận trong nước cho biết, trong khi Bộ Công an khởi tố bắt tạm giam anh vợ Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với cáo buộc liên quan đến vụ Hậu “pháo”, thì Bộ Quốc phòng đang vào cuộc vụ Công ty Xuân Cầu Holdings của Tô Dũng, em ruột Tô Lâm. Hiện nay Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (quê quán Hà Tĩnh) vẫn hoạt động bình thường nhưng bị cấm xuất cảnh. Làng Xuân Cầu là nơi sinh của Tô Lâm, thuộc tỉnh Hưng Yên, được dùng làm tên của Công ty cổ phần Xuân Cầu Holdings. Công ty này là một tập đoàn đa ngành được thành lập từ năm 2000, có trụ sở chính tại Hà Nội, do 6 cổ đông tham gia góp vốn, toàn là người của đại gia đình họ Tô ở...
Sự trở lại ngoạn mục của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng
Sau nhiều năm vắng bóng trên chính trường, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có màn trở lại không thể ngoạn mục hơn. Quyền lực bao trùm của Nguyễn Tấn Dũng và nhóm lợi ích Trước khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành nhà lãnh đạo quyền lực khi liên tiếp giữ cương vị tổng bí thư ba nhiệm kỳ, thì cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là nhân vật quyền lực số 1 từ Đại hội 12 trở về trước. Bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng vào năm 2006, vị chính trị gia người Cà Mau cầm quyền tổng cộng 10 năm, và để lại vô số hệ lụy. Hình ảnh của ông gắn liền với chủ trương vực dậy nền kinh tế Việt Nam qua việc thành lập 20 tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, coi đó là những quả đấm thép để thúc đẩy Việt Nam phát triển. Tuy nhiên “những quả đấm thép” này, thay vì biến Việt Nam trở thành “nước công nghiệp theo hướng hiện đại” như chính quyền đề ra, đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hàng tỉ USD. Trong số này không ít được cho là đã vào túi riêng của các “nhóm lợi ích” dưới trướng Nguyễn Tấn Dũng. "Ý tưởng...
Thiếu tướng Vũ Hồng Văn em vợ Tô Lâm giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
Em vợ trước của Tô Lâm, Thiếu tướng Vũ Hồng Văn với quá trình phong quân hàm thần tốc, vừa được bổ nhiệm vào vị trí Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan đầy quyền lực của Đảng. Quá trình phong quân hàm của Thiếu tướng Vũ Hồng Văn: 1999 Thiếu úy, 2001 Trung úy, 2004 Thượng úy, 2007 Đại úy, 2010 Thiếu tá, 2013 Trung tá, 2014 Thượng tá, 2015 Đại tá, 2021 Thiếu tướng. Sáng 8/8/2024, tại Kỳ họp thứ 45 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã trao Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII đối Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Thiếu tướng Vũ Hồng Văn sinh năm 1976 quê Hưng Yên, đã kinh qua các chức vụ: Phó Chính ủy, Phó Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk; Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai; Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an. Thiếu tướng Vũ Hồng Văn là em vợ cũ ...
Em rể Tô Lâm ông Vũ Hồng Văn làm Bí thư Đồng Nai, bước đệm để vào Bộ Chính Trị
Ông Vũ Hồng Văn, 49 tuổi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, nhiệm kỳ 2020-2025. Đây được coi là một bước đệm cơ sở để em rể Tô Lâm có thể đặt một chân vào Bộ chính trị vào những năm tới. Trước đó, đệ ruột của Tô Lâm là nguyên Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc đã được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Đây là một bước đi được nhà quan sát quốc tế đánh giá là cách mà Tổng Bí thư Tô Lâm gia tăng sự kiểm soát của mình trong Đảng, hướng tới Đại hội 14 vào đầu năm tới. Quyết định điều động nhân sự của Bộ Chính trị được Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao cho ông Văn, sáng 25/1 (26 tháng Chạp). Ông Vũ Hồng Văn thay vị trí ông Nguyễn Hồng Lĩnh đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bầu bổ sung vào Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương hai hôm trước. Vũ Hồng Văn là em ruột của vợ cũ Tô Lâm chứ không phải em rể hiện tại. Bà Vũ Hồng Loan đã ly dị Tô Lâm và lấy chồng mới làm ở Tổng cục Du lịch. Bà Loan là mẹ c...
Nhận xét
Đăng nhận xét