Vương Đình Huệ - nhân tố bất ổn nhấn chìm lò ông Trọng

Câu chuyện Hưng Thuận An là chỗ thân thiết với Huệ như gia đình từ bao lâu nay ai cũng biết. Từ doanh nghiệp nhỏ theo bước thăng tiến chính trị của Huệ, Hưng Thuận An nổi lên thành đại gia ngàn tỷ, trúng thầu khắp nước với những dự án khủng. Doanh số cao nhưng số lãi lại rất ít, để làm được sổ sách như thế chỉ có bậc thầy tài giỏi về tài chính, kế toán mới sắp đặt được mà thôi.

Phạm Thái Hà trợ lý của Huệ cũng là dân tài chính, kế toán. Hà theo Huệ cũng như Hưng, quãng tầm trên dưới 20 năm.  Việc Huệ chối không liên quan, không biết và không xin rút, không kỷ luật được Vương Đình Huệ sẽ xảy ra những hệ luỵ gì.

Đó là đòn giáng chí mạng kết thúc công cuộc đốt lò, phòng chống tham nhũng. Chuyện này không chỉ dừng lại ở dây,  mà sẽ có những vụ hồi tố, xét lại về quá trình chống tham nhũng. Những người bị xử lý bởi công cuộc này sẽ ùa nhau lên tiếng. Chúng ta hãy hình dung Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Trần Tuấn Anh ( chưa kể những người khác nữa )...đồng loạt đòi xét lại vụ việc của mình ?

Đó sẽ là làn sóng nhấn chìm lò ông Trọng cũng như chức vụ của ông.

Ông Trọng sẽ bị kết tội độc tài, chuyên quyền, vi phạm nguyên tắc tập chung dân chủ, xử lý không khách quan và công bằng với các đồng chí của mình.

Thanh gươm chống tham nhũng đã rút ra 10 lần thì 9 lần hạ xuống, lần này thu về thì những người cầm gươm chắc hẳn chẳng yên.

Những người chống tham nhũng đã gây ra nhiều mối thù, giờ chỉ cần có người đứng dậy phản đối, ắt những kẻ bị hạ trước kia sẽ đồng lòng hùa theo. Cho dù không được phục hồi chức cũ , ít ra họ cũng nói mạnh rằng họ không có tội đến mức bị xử như thế.

Trong chế độ này, kẻ có tội mà chiến thắng thì tất thành người hùng, nhất là những người mà có chân rết lan toả nhiều như Vương Đình Huệ. Những người khác khi trong trạng thái bị xem xét như Huệ, truyền thông báo chí và mạng xã hội lên án họ rất gay gắt. Nhưng trong trường hợp của Huệ thì không, trái lại nhiều Kol còn lên tiếng bênh vực cho Huệ.

Huệ  kháng cự, thành công sẽ được tất. Những dị nghị vốn ít ỏi và lẻ tẻ sẽ biến mất. Thay vào đó là làn sóng tung hô Vương Đình Huệ là người có trình độ nhất trong tứ trụ, người có gương mặt sáng sủa nhất, người tài hoa, có tâm, có lòng với đất nước. Phe phái mà Huệ đứng đầu sẽ nắm vững quyền lực ít nhất là 30 năm tiếp theo.

Để kháng cự, Huệ cầu viện Tập. Tập phái Hạ Vinh sang Việt Nam nhắc nhở chủ đề Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai mới nói chuyện với Huệ và yêu cầu Việt Nam thực hiện sâu sắc triệt để chủ đề này.

Tập nói thế, như muốn bảo phải giữ Huệ lại.

Có lẽ muốn buộc Huệ về, Việt Nam chỉ còn nước là phải chọn một nhân vật nào đó đáp ứng việc thực hiện chủ đề của Tập, nhân vật được chọn phải được vào tứ trụ. Đó có thể là Phan Đình Trạc, Trương Thị Mai.

Tại sao tôi không nhắc Tô Lâm là nhân vật có thể thay thế ? 

Những người trong cuộc biết về vụ Hồ Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Bùi Quang Huy ( Nhật Cường ) sẽ biết rõ hơn cả vì sao Tô Lâm đến nay vẫn chưa đưa được ai về, dù đã nhiều lần tổ chức thực hiện thành công đến 99% như vụ đưa bà Thoa từ Pháp về Việt Nam, nhưng nửa đường máy bay chuyển hướng, quay lại xin đổi lịch trình bay.

Các bạn hình dung một chuyến bay quốc tế đi qua nhiều không phận, chuyện đổi hướng bay phải làm việc với các quốc gia khác không phải là điều đơn giản, nhất là trong thời gian cực ngắn. Tầm cỡ nào làm được việc đó ?

Chiếc máy bay chở bà Thoa lịch trình về Tân Sơn Nhất, mọi sự chuẩn bị đón bà đã xong. Thế nhưng bà Thoa biến mất cùng đội ngũ an ninh Việt Nam áp giải từ đó đến nay.

Tô Lâm chấp nhận thất bại cay đắng, nhưng không chịu nhún nhường, thoả hiệp.

Nếu như những người kia được đưa về, thử  hỏi đám dlv và báo chí sẽ tung hô Tô Lâm lên mây như nào?

Ai biết được là đưa được những người ấy về, thoả mãn danh dự cho những người đốt lò, nhưng lợi ích quốc gia sẽ bị đánh đổi. Những điều đánh đổi ấy sẽ mãi là bí mật, còn danh dự những người đưa Thoa, Nhàn, Huy về sẽ chói lọi và uy dũng trong mắt quần chúng nhân dân,các quan chức trong bộ máy.

Nhưng những người đốt lò đã không thoả hiệp. Thà chịu tiếng không đưa được về, còn hơn thoả hiệp đánh đổi lợi ích đất nước. Nhất quyết đòi đưa những kẻ bỏ trốn về theo tinh thần hiệp ước.

Sau sự việc ấy, tôi thay đổi thái độ về những người đốt lò, cũng như ngừng quan hệ với những người đang trốn. Một số người chế giễu hỏi tôi sao không còn tin gì về họ. Thực sự là tôi không muốn liên hệ gì với họ nữa. Nếu cuộc chiến của họ là với Tô Lâm, tôi còn để ý và theo tính cách của mình, bên nào yếu tôi theo. 

Nhưng nếu nó dính đến thế lực bên ngoài chủ mưu can thiệp và nhăm nhe tìm kiếm lợi ích trong cuộc xung đột nội bộ Việt Nam ?

Tôi sẽ hèn, hèn là tránh không dây vào. Tiếng lưu manh, vô học này nọ còn xoá được, chứ tai tiếng phụ hoạ theo thế lực bên ngoài như thế, gan đâu mà dám.

Như tướng Trương Giang Long đã nói, nhiều kẻ trên đất nước này đang tâm làm những điều như thế. Chúng là quan chức, chúng là kol...chúng làm tất cả để có quyền lực, để có tiền kể cả ngầm phụng sự ngoại bang. Hôm nay trong vụ Vương Đình Huệ , chúng cũng đang làm như thế. Thậm chí chúng còn kêu gào lật đổ, cướp ngôi tổng bí thư. Chúng tác động thông tin định hướng dư luận là mọi sai phạm của Vương Đinh Huệ là không có thật, không có dấu đỏ, văn bản nào cả. Chỉ là phe phái muốn triệt hạ người tài, người có tâm, có đức. Chúng nói tổng bí thư là người giáo điều, bảo thủ còn Vương Đình Huệ trình độ cao, cái nhìn cấp tiến nọ kia. Thậm chí chúng còn cho rằng Hoàng Văn Hoan là có công hoà bình, nối lại quan hệ hai nước Việt Trung. Còn chuyện vì sao ông Hoan chạy sang TQ thì chúng bảo chưa thể làm rõ được.

Sao chúng dám mạnh mồm như vậy, lật đổ lấy ghế TBT đâu phải đám người của chúng trong trung ương làm được mà chúng kêu gọi xấc xược chưa có tiền lệ như vậy?

Bởi chúng biết thành công phải có yểm trợ của ngoại bang, chúng hẳn nắm chắc mới tuyên ngôn. 

Ngoại bang Mỹ không phải rồi, vì bọn này can thiệp là lật đổ chế độ luôn chứ không lật đổ tổng bí thư này để thay tổng bí thư khác.

Ngoại bang nào thì các bạn đọc tự biết.

Nếu nói nhân vật được các đại gia ủng hộ nhiều nhất chính là Vương Đình Huệ.  Chỉ một Việt Kiều Đức như Nguyễn Thị Minh Hồng ( vợ của đại gia Khoa Khàn ) sẵn sàng chi hàng triệu usd để đánh bóng tên tuổi cho chuyến đi sang Châu Âu của Vương Đình Huệ qua việc tài trợ này nọ. Hôm nay có hàng vô số đại gia chi hàng trăm triệu usd để dựng Vương Đình Huệ lên ngôi TBT cũng là chuyện thường.

Đồng tiền của chúng sẽ tác động quan chức, tác động dư luận và cùng với sự yểm trợ của ngoại bang sẽ xé toạc quy định của đảng hay không ?

Ý chí và sức mạnh của những người đốt lò có giữ được tinh thần để thực hiện quy định đã nêu ra trong đảng không ?

Còn phải chờ ? 

Nhưng dư luận xã hội là điều cần thiết lúc này, nghiêng về bên Vương Đình Huệ hay những người đốt lò với nhận thức và trách nhiệm của công dân là tuỳ ở mỗi người.

Bùi Thanh Hiếu

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phu nhân Tô Lâm là ai, Tô Lâm có mấy đời vợ?

Thiếu tướng Vũ Hồng Văn em vợ Tô Lâm giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

Bộ quốc phòng điều tra em ruột Tô Lâm sau cuộc lật đổ Huệ và Thưởng của Bộ Công An

Những sai phạm của Tô Lâm

Tập đoàn Xuân Cầu là sân sau của Bộ trưởng Công an Tô Lâm?