Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2025

Canh bạc chiến lược của Tô Lâm?

Nếu con đường của ông Tô Lâm lại thất bại như ông Nguyễn Tấn Dũng thì sao? Sự nghiệp chính trị của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thất bại vì các dự án kinh tế lớn sụp đổ: Vinashin, Vinaline và nhiều doanh nghiệp quốc doanh khác. Ông Tô Lâm đang làm tương tự ông Dũng, dù hướng đi có khác. Nếu các dự án kinh tế lớn của ông Tô Lâm thất bại, nó có ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị của ông hay không? Vết xe đổ của ông Nguyễn Tấn Dũng Ông Nguyễn Tấn Dũng thời làm thủ tướng đã bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các tập đoàn nhà nước lớn như Vinashin, Vietnam Petro, Điện lực Việt Nam, để đạt tăng trưởng GDP 8-9%, với quan niệm rằng “lạm phát 7-8% là bình thường.” Ông lấy bài học Hàn Quốc để biện hộ cho chính sách này, dù Hàn Quốc bơm tiền cho doanh nghiệp tư nhân và có cơ chế giám sát, chiến lược và lộ trình bài bản hơn. Một chuyên gia kinh tế trao đổi với RFA với điều kiện ẩn danh rằng việc ông Dũng bơm tiền vào nền kinh tế thông qua bơm tiền cho các tập đoàn quốc doanh ào ạt đã khiến ch...

Toàn cảnh VinGroup 'tay không bắt giặc' muốn làm đường sắt cao tốc Bắc Nam

Mọi thứ diễn ra khẩn trương một cách đáng ngờ. Việc tập đoàn Vingroup của tỉ phú Phạm Nhật Vượng muốn làm chủ đầu tư của dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam đang thu hút sự chú ý của dư luận. RFA tổng hợp những thông tin đáng chú ý xung quanh sự kiện này. Đường sắt cao tốc Bắc-Nam Tham vọng xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc theo tuyến bắc nam đã dược thai nghén từ thời Thủ tướng Phan Văn Khải thông qua Quyết định số 06/2002/QĐ-TTG, nhằm đặt ra một kế hoạch tổng thể đối với lĩnh vực đường sắt. Tháng 8 năm 2008, Bộ Chính trị công bố Kết luận số 27-KL/TW về chiến lược phát triển giao thông vận tải (GTVT) đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam thậm chí đã ký văn bản ghi nhớ với Nhật Bản để vay 35 tỉ USD cho mục đích xây dựng đường sắt cao tốc, nhưng cuối cùng dự án không được thực hiện vì bị Quốc hội phủ quyết vào năm 2010. Đến giai đoạn ông Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Thủ tướng Chính phủ, dự án đường sắt cao tốc bắc nam vẫn được ...

Phạm Nhật Vượng lũng đoạn chính sách như thế nào?

Ông ta yêu cầu Chính phủ những điều không ai ở Việt Nam dám làm nếu như không có thỏa thuận từ trước. Hôm 6 tháng Năm, 2025, công ty VinSpeed của ông Phạm Nhật Vượng, chủ tập đoàn VinGroup, gửi công văn cho thủ tướng Việt Nam, đề nghị được làm dự án đường sắt cao tốc bắc nam. Ngày 11 tháng Năm, báo chí nhà nước đồng loạt đăng tin nói trên, sau đó đồng loạt gỡ bài mà không nêu lý do. Nhưng vài ngày sau, cả một chiến dịch truyền thông rầm rộ ủng hộ ông Phạm Nhật Vượng làm đường sắt cao tốc bắc nam được tung ra trên báo chí nhà nước và mạng xã hội. Hôm 12 tháng Năm, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với VinSpeed và các bộ của chính phủ. Ngày 15 tháng Năm, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của cuộc họp ấy: các bộ ngành cần góp ý cho dự án để báo cáo Quốc hội ngày 20 tháng Năm. Đây là một tốc độ làm việc nhanh đến không tưởng. Ông Phạm Nhật Vượng muốn gì? Trong văn bản được kí ngày 6 tháng Năm nói trên, ông Phạm Nhật Vượng yêu cầu Chính phủ Việt Nam những điều không ai ...

Số phận Vương Đình Huệ ra sao nếu bị réo tên?

Sau bữa ăn sáng cùng ông Phạm Thái Hà tại nhà Bí thư Thành ủy Hà Nội vào thời điểm năm 2020, Chủ tịch Tập đoàn Thuận An được tạo điều kiện để trúng gói thầu ở dự án cầu Vĩnh Tuy 2. Đó là một trong những tình tiết mới mà Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (C03) của Bộ Công an vừa đưa ra trong kết luận điều tra vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An. Ông Phạm Thái Hà, cựu trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị đề nghị truy tố tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, với cáo buộc đã nhận tổng số tiền 750 triệu đồng. Bí thư Thành ủy Hà Nội vào năm 2020 chính là ông Vương Đình Huệ, và ông Hà cũng là trợ lý của ông Huệ thời điểm đó. Những tình tiết mới được hé lộ, vào truyền thông Việt Nam được dịp nhắc đến những cụm từ "bí thư Thành ủy Hà Nội", "sếp lớn" nhằm tránh trực tiếp nhắc tên ông Vương Đình Huệ. Ông Huệ, tháng 4 năm 2021, đã được thăng tiến lên làm Chủ tịch Quốc hội, và ông Phạm Thái Hà trở thành trợ lý của ...

Lời kêu cứu khẩn cấp đối với tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng

Tôi là con trai của ông Lê Đình Lượng, một tù nhân lương tâm hiện đang bị chính quyền Việt Nam kết án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế theo Điều 79 Bộ luật Hình sự. Đây là một bản án vô cùng nặng nề, bất công dành cho một người yêu nước, đấu tranh ôn hòa vì quyền con người và tương lai của dân tộc. Hiện nay, bố tôi đã bước sang ngày tuyệt thực thứ 5 để phản đối những bất công mà ông đang phải chịu đựng trong trại giam. Sức khỏe và tinh thần của ông đang suy kiệt nghiêm trọng. Ngay từ khi còn ở ngoài xã hội, ông đã mang trong mình nhiều bệnh tật, và từ khi bị giam giữ, tình trạng sức khỏe của ông ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Gần đây, ông bị đau răng dữ dội, đã nhiều lần làm đơn xin được khám chữa bệnh, nhưng tất cả đều bị phớt lờ. Trong chốn lao tù, tiếng nói của người tù lương tâm như ông gần như không được ai lắng nghe. Hôm nay, mẹ tôi vừa nhận được cuộc gọi ngắn ngủi từ ông. Giọng ông yếu ớt, thều thào, nói vội vã như lời kêu cứu cuối cùng, mong muốn mọi người bên ngoài lên tiếng...

Lời giới thiệu của trợ lý ông Vương Đình Huệ gây thiệt hại gần 97 tỷ đồng

LỜI GIỚI THIỆU CỦA TRỢ LÝ ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ GÂY THIỆT HẠI GẦN 97 TỶ ĐỒNG  Ông Phạm Thái Hà, cựu trợ lý của ông Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội, vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.  Theo cáo buộc, ông Phạm Thái Hà đã giới thiệu, để ‘tác động’ đến nguyên lãnh đạo tỉnh Bắc Giang nhằm tạo điều kiện cho Tập đoàn Thuận An được trúng thầu thi công dự án cầu Đồng Việt, gây thiệt hại gần 97 tỷ đồng cho nhà nước.  Kết luận điều tra cho hay cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có quan hệ thân thiết với ông Nguyễn Duy Hưng, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Thuận An. Vì thế, ông Hưng đã nhờ ông Hà giới thiệu với ông Dương Văn Thái, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, mở đường cho dự án nói trên.  Việc ‘giới thiệu’, ‘tác động’ này của ông Phạm Thái Hà để Tập đoàn Thuận An được trúng thầu thi công trước khi thực hiện đấu thầu, chấm thầu là trái quy định Luật Đấu thầu, theo cáo buộc.  Từ...

Ông Phạm Thái Hà bị cáo buộc nhận 750 triệu

Ông Phạm Thái Hà bị đề nghị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, báo chí Việt Nam đưa tin.  Ông Hà đã bị cáo buộc nhận tổng số tiền 750 triệu đồng, theo kết quả điều tra.  Ông Hà là cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.  Ông Phạm Thái Hà được bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm trợ lý Chủ tịch Quốc hội từ tháng 5/2022. Ông bị cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam hồi cuối tháng 4/2024. Hành vi sai phạm của ông Hà liên quan vụ án "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ; nhận hối lộ" xảy ra tại Tập đoàn Thuận An. Xét quá trình công tác ông Phạm Thái Hà, có thể thấy ông Hà là trợ lý thân cận của ông Huệ từ năm 2006 và theo chân ông Huệ như hình với bóng qua nhiều cơ quan khác nhau cho đến khi ông Huệ làm chủ tịch Quốc hội. Vì vậy, việc ông Hà bị khởi tố có thể là một trong những nguyên nhân k...