Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2024

Cánh tay mặt của Tô Lâm

Một số người lo ngại nếu Tô Lâm bỏ tù Nguyễn Xuân Phúc thì tới khoá sau có người lên thay sẽ lật lại các vụ án của Tổng bí thư. Về lý thuyết là thế. Nhưng mọi người hãy nhìn những thế lực xung quanh Tô Lâm để thấy sức mạnh bao trùm của ông. Hiện thời hãy nhìn xung quanh Tô Lâm toàn là những Trương Long Triệu Hổ Vương Triều Mã Hán. Trước tiên là Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc sinh năm 1964, tròn 60 tuổi, quê Hưng Yên - Chánh Văn Phòng Trung Uơng Đảng, cánh tay mặt của Tô Lâm. Nguyễn Duy Ngọc chính là người ký kết luận điều tra vụ Mobifone - AVG liên quan tới Tô Lâm. Ông sẽ sớm trở thành ủy viên Bộ Chính trị nhiệm kỳ tới. Đây là tấm lá chắn đầu tiên và rất vững chắc của Tổng Bí thư Tô Lâm. Sau Nguyễn Duy Ngọc phải kể đến Vũ Hồng Văn, em vợ Tô Lâm, cũng người quê Hưng Yên. Văn sinh năm 1976, chưa đầy 50 tuổi. Tướng Văn ngày xưa chỉ học bổ túc văn hoá rồi đi công an nghĩa vụ. Nhưng với bản tính ham học và được sự chỉ bảo tận tình từ người anh rể, tướng Văn đã sớm trở thành Tiến sĩ Luật, Cử n...

Đồng chí hộ pháp công an Đoàn Văn Báu là ai?

Sau một tuần lễ kể từ ngày Thầy Minh Tuệ bộ hành về đất Phật, những diễn biến thực tế mâu thuẫn đã buộc người ta tự hỏi Đoàn Văn Báu là ai? Là doanh nhân tự nguyện phát tâm đồng hành làm hộ pháp hỗ trợ Thầy như lời ông ta nói? Hay đang là đồng chí nguyên thượng tá an ninh, tiến sĩ tâm lý tội phạm học, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện nhiệm vụ áp giải Thầy theo cách im ả nhất đến Himalaya ẩn tu theo kế hoạch của ai đó? Cần nhớ bốn năm qua, Sư Minh Tuệ từng bốn lần độc hành xuyên Việt, không giấy tờ tùy thân, không có ai bảo vệ nhưng vẫn an toàn. Hành trình về đất Phật của Sư đi qua Lào, Thái, Myanmar, Nepal, là những quốc gia Phật giáo được tôn kính như quốc giáo, vậy tại sao phải được bảo vệ kín kẽ như vậy? Trước hết xin gọi Ngài Minh Tuệ là Thầy, một danh xưng kính trọng phổ quát. Không dám gọi là Sư vì e sẽ làm phiền đến các đồng chí quan chức giáo hội quốc doanh không cho phép xem Thầy là tu sĩ. Nhìn lại những diễn biến dồn dập đuổi theo bước chân, số phận Thầy Minh Tuệ tr...

Tô Lâm thâu tóm quyền lực bằng chiêu bài 'tinh gọn bộ máy'

Chính sách tinh giản biên chế là một mũi tên bắn trúng 2 mục đích mà Tổng bí thư Tô Lâm nhắm đến. Đích thứ nhất là lấy lòng dư luận, bởi bao lâu nay, người dân đã chán ngán bộ máy cồng kềnh, ngốn nhiều ngân sách, nhưng làm việc không hiệu quả. Đích thứ 2 là nhắm vào đối thủ, bởi Tô Lâm hô hào tinh giảm hầu hết các ban ngành, trừ Bộ Công an. Ngay cả Ban Bí thư – nơi được xem là “nhà” của Tổng Bí thư, cũng bị Tô Lâm cho tinh gọn một cách mạnh mẽ. Bộ Công an là nơi Tô Lâm đã làm chủ, và xây dựng suốt 8 năm ròng rã. Tại đây, gần như không còn nhóm nào có thể phát triển, mà đứng ngoài hệ sinh thái quyền lực của Tô Lâm. Cũng còn đó những nhân tố không thuộc hệ thống quyền lực của ông. Tuy nhiên, họ đã bị khống chế và vô hiệu hoá hoàn toàn. Ví dụ như Tướng Trần Quốc Tỏ. Trong khi đó, tại Ban Bí thư, dấu ấn của Tô Lâm chưa sâu đậm. Phần lớn nhân sự trong cơ quan này, vẫn là người của ông Trọng cài cắm lại. Cho nên, việc tinh giản bộ máy là cách thanh lọc những tàn dư của ông Trọng một cách nha...

Kỷ luật cảnh cáo lãnh đạo cao cấp về hưu

Ngày 13 tháng 12 năm 2024, Bộ Chính Trị theo đề nghị của uỷ ban kiểm tra trung ương, đã thi hành kỷ luật cảnh cáo các ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình và bà Trương Thị Mai. Ông Phúc và Bình lý do kỷ luật là vì phạm quy định của đảng và nhà nước trong trách nhiệm được giao, trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực gây ảnh hưởng nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của đảng. Bà Mai vi phạm những điều đảng viên không được làm, vi phạm trong công tác cán bộ, gây hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến uy tín của đảng. Theo câu chữ mà báo đưa, có vẻ tội của 2 ông Phúc và Bình nặng hơn bà Mai. Có thể thấy phần '' dư luận xấu'' mà thông báo đưa rất sát với thực tế. Trước nay dư luận hay bức hay nhắc đến sai phạm của ông Phúc và ông Bình, còn những sai phạm của bà Mai không được dư luận nhắc nhiều. Hơn nữa vi phạm của ông Phúc và Bình trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở giai đoạn công cuộc này đang là trọng điểm của đảng. Hai ông Phúc, Bình nh...

Vì sao Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc?

Sau ông Vương Đình Huệ, ông Nguyễn Xuân Phúc là "Tứ Trụ" thứ hai bị kỷ luật cảnh cáo sau khi đã mất chức. Diễn biến này xảy ra khi ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Bên cạnh ông Phúc, hai cựu ủy viên Bộ Chính trị khác là ông Trương Hòa Bình và bà Trương Thị Mai cũng bị Đảng kỷ luật. Theo đó, ông Phúc và ông Bình nhận mức cảnh cáo, bà Mai nhận mức khiển trách. Cụ thể, theo tường thuật của VOV, sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy: "Ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng, Thủ tướng Chính phủ đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Vì thế, Bộ Chín...

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và bà Trương Thị Mai bị kỷ luật

Ngày 13/12, Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai, do một số vi phạm khi đương chức. Tại cuộc họp ở văn phòng Trung ương Đảng, sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng, Thủ tướng, đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ông cũng vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Bà Trương Thị Mai trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu...

Cấp dưới của Phạm Minh Chính bị cáo buộc tấn công tình dục tại New Zealand

Bê bối của cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường ở Chile chưa nguôi, mới đây hai quan chức an ninh tiền trạm trước chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam đến New Zealand bị buộc tội xâm hại tình dục hai nữ phục vụ bàn trẻ tuổi, cảnh sát "không nghi ngờ gì" rằng tội ác đã xảy ra nhưng không thể dẫn độ họ. Hai quan chức rời New Zealand trước khi bị cảnh sát điểm mặt. Hôm 11/12, tờ báo The New Zealand Herald cho hay cảnh sát nước này đã nhận được hai khiếu nại vào tháng 3 rằng hai phụ nữ đã bị xâm hại tình dục tại nơi làm việc và các cảnh sát đã bắt đầu điều tra, thanh tra John Van Den Heuvel, người quản lý điều tra tội phạm của quận cho biết. Cảnh sát đã xem lại cảnh quay từ camera an ninh (CCTV) và nói chuyện với các nhân chứng. Ông khẳng định: "Cảnh sát đã xác định được nghi phạm của chúng ta là ai và họ là quan chức Việt Nam, đến thăm vì công việc chính thức. Sau đó, chúng tôi đã tiến hành điều tra với Đại sứ quán Việt Nam, những người đã nỗ lực hết sức để hỗ trợ cảnh sát trong ...

Vì sao Thích Minh Tuệ là 'cái gai' trong mắt chính quyền cần bị nhổ bỏ?

Dựa trên bề mặt truyền thông của nhà nước nói chung, phát đi trong thời gian gần đây, ý định của nhà cầm quyền muốn xử lý dứt điểm trường hợp ông sư Thích Minh Tuệ đã lộ ra ngày càng rõ, nếu không nói là ráo riết và hối thúc qua những sự kiện liên tục diễn ra trên mạng xã hội. Hãy tạm gọi đó là một chiến dịch, mà từng chặng của âm mưu được thể hiện qua những "tâm thư" của ông Thích Minh Tuệ  trong tháng 11/2024. Lá thư đầu tiên xuất hiện vào giữa tháng 11, được cho là do ông sư Thích Minh  Tuệ tự viết ra, lên giọng yêu cầu các cơ quan  có trách nhiệm phải xử lý những người đưa tin và quay video về ông, để nhằm bảo đảm an ninh trật tự. Dĩ nhiên ngôn luận hoàn toàn kỳ lạ và đầy công an tính này nhanh chóng được mọi người nhận ra đó là một bức thư giả mạo, cho dù chữ viết thì được nói là của sư Thích Minh Tuệ. Ngay khi sự cười cợt và mỉa mai về lá thư mạo danh sư Thích Minh Tuệ rộ lên khắp nơi trên mạng xã hội, thậm chí làm cho giới truyền thông bên ngoài Việt Nam cũng phải ...

Toan tính của Tổng Bí thư Tô Lâm trước Đại hội 14

Hội nghị Trung ương diễn ra có nửa ngày ở Hà Nội, vào sáng 25/11/2024, được giới quan sát gọi là Hội nghị Trung ương “đánh đố”. Nó không được định danh, không phải là Trung ương bất thường, mà cũng chẳng là Trung ương bình thường… Chiến lược củng cố “Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII” – như cách nêu trên truyền thông chính thống – đã thu hút sự quan tâm đặc biệt, không chỉ bởi cách thức tổ chức mà còn bởi những toan tính chính trị tiềm ẩn phía sau. Trong phát biểu khai mạc sáng 25/11/2024, Tổng Bí thư (TBT) Tô Lâm nhấn mạnh hai nội dung chính mà Trung ương cần tập trung thảo luận: tổng kết sớm Nghị quyết số 18 và việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy chính trị, đặc biệt ở cấp Trung ương. Với thời lượng từ khai mạc đến bế mạc rất ngắn gọn, ngay tối cùng ngày, phát biểu bế mạc cũng đã được công bố toàn văn – một tốc độ làm việc được cho là hiếm thấy so với các Hội nghị Trung ương thông thường. Sự kiện này được giới quan sát ở Hà Nội gọi là Hội nghị Trung ương “đánh đố”. Nó...