Tô Lâm là tân Chủ tịch nước, Trần Thanh Mẫn là tân Chủ tịch quốc hội

Ngày 18/05/2024, Văn phòng Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam thông báo quyết định chọn Đại tướng Tô Lâm là tân Chủ tịch nước thay Võ Văn Thưởng đã từ chức hồi tháng 3. Trong khi, ông Trần Thanh Mẫn là tân Chủ tịch Quốc hội thay Vương Đình Huệ từ chức hồi tháng 4. Quyết định này được Quốc hội thông qua ngày 20/5/2024.

Trước đó, cả ông Thưởng và ông Huệ được cho là "ngã ngựa" do đòn tấn công bất ngờ và có hệ thống của Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Giới phân tích cũng nhận định, ông Tô Lâm đang hướng tới chiếc ghế quyền lực là Tổng Bí Thư Đảng.

Ngày 20/4/2024, với số phiếu 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026.

Sáng 22/5/2024, Quốc hội bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước và miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an với đại tướng Tô Lâm. Với 472/473 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Tô Lâm giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.

Chiếc ghế Chủ tịch nước của Tô Lâm đầy rủi ro

Năm nay 66 tuổi, ông Tô Lâm đã giữ chức bộ trưởng Công An từ năm 2016 và vẫn thi hành chính sách cứng rắn đối với giới hoạt động nhân quyền ở Việt Nam. 

Ông Tô Lâm còn là phó trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng. Theo Zachary Abuza, giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington, ông Tô Lâm dùng các cuộc điều tra chống tham nhũng như một vũ khí để “hạ bệ một cách có hệ thống các đối thủ trong Bộ Chính trị, những người có đủ điều kiện trở thành tổng bí thư đảng”. Ngoài thủ tướng Phạm Minh Chính, hiện chỉ còn ông Tô Lâm là có khả năng kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng”.

Bài học từ Trần Đại Quang sau khi rời "tổ kén" Bộ Công an để lên chức Chủ tịch nước vẫn còn đó. Tô Lâm chỉ xem đây là bước đà để tiến lên Tổng bí thư, nhưng với điều kiện là đưa được một trong hai đàn em Lương Tam Quang hay Nguyễn Đình Ngọc chiếm ghế Bộ trưởng bộ Công an đầy quyền lực. Nếu không, Tô Lâm sẽ thành mồi ngon cho các đối thủ, giống như Trần Đại Quang phải chết thảm.

Nhưng các tiêu chuẩn như Bộ trưởng Công an phải là Ủy viên Bộ Chính trị; mà uỷ viên Bộ Chính trị thì phải là uỷ viên Trung ương trọn một nhiệm kỳ… đã trói chân 2 con gà chiến của Tô Lâm. Danh sách 4 suất bổ sung vào Bộ Chính trị không có tên 2 ông này.

Trong khi đó, Phan Đình Trạc, Trần Cẩm Tú, Nguyễn Hòa Bình, đều có đủ tiêu chuẩn và đều có nguyện vọng ngồi lên cái ghế quyền lực vô đối thay thế Tô Lâm. Mặt khác, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lần này, Tô Lâm vướng vào vòng kim cô, không thể từ chối chức vụ mà Bộ Chính trị đã phân công.

Sau bao chiến công, đặc biệt là chặt hạ 6 cây cổ thụ, để rồi giao Bộ Công an cho người khác để đổi lấy cái chức hữu danh vô thực, e rằng Tô Lâm khó may mắn làm người tử tế như Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, mà sớm đoàn tụ với người tiền nhiệm Trần Đại Quang.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phu nhân Tô Lâm là ai, Tô Lâm có mấy đời vợ?

Thiếu tướng Vũ Hồng Văn em vợ Tô Lâm giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương

Bộ quốc phòng điều tra em ruột Tô Lâm sau cuộc lật đổ Huệ và Thưởng của Bộ Công An

Những sai phạm của Tô Lâm

Tập đoàn Xuân Cầu là sân sau của Bộ trưởng Công an Tô Lâm?