Nguyễn Phú Trọng và vụ án Ciputra gây thiệt hại 3000 tỷ đồng
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Dưới thời Nguyễn Phú Trọng làm Bí thư Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt giá thu hồi đất dự án Ciputra sớm hơn 16 ngày so với thời điểm công bố giá đất của Luật đất đai, gây thất thu cho nhà nước 3.000 tỷ đồng, qua đó làm lợi cho chủ đầu tư dự án. Nguyễn Phú Trọng với trách nhiệm người đứng đầu đáng ra phải bị xử lý nhưng vẫn "thoát tội" để rồi trở thành Chủ tịch Quốc hội, Tổng bí thư và Chủ tịch nước.
Trách nhiệm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong dự án Ciputra Hà Nội
Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) là một trong những khu đô thị mới đầu tiên do nhà đầu tư Indonesia và Việt Nam hợp tác liên doanh xây dựng tại Hà Nội năm 2002, có quy mô lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích hơn 300ha, tổng số vốn khoảng hơn 2 tỷ USD.
Năm 2006, báo Tuổi Trẻ có bài viết “Nhà nước thiệt hại 3.000 tỷ đồng do quyết định duyệt giá đất của UBND TP Hà Nội”. Theo bài viết, chỉ vì một quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 14 tháng 12 năm 2004 duyệt giá thu tiền sử dụng đất của Dự án khu đô thị Nam Thăng Long sớm hơn 16 ngày so với việc công bố giá đất theo Luật Đất đai mà ngân sách Nhà nước đã thiệt hại 3.000 tỷ đồng. Được hưởng siêu lợi nhuận này là một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài, tập đoàn Ciputra.
Bài báo phân tích, Quyết định số 4622/UB-NNĐC (QĐ 4642) ngày 14 tháng 12 năm 2004 của UBND TP Hà Nội áp giá đất ở dự án Khu đô thị Nam Thăng Long thấp hơn giá thị trường rất nhiều, chỉ từ 620.000 đồng đến 1.540.000 đồng một mét vuông. Sau QĐ 4622 có 16 ngày, chiếu theo Luật Đất đai, giá đất mới được Thành phố Hà Nội công bố và áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2005, giá đất được xác định là từ 6.480.000 đồng đến 12.000.000 đồng một mét vuông, cao gấp 8 -10 lần giá đất mà QĐ 4622 cho nhà đầu tư dự án Khu đô thị Nam Thăng Long được hưởng.
Đứng đầu thành phố Hà Nội lúc đó là ông Nguyễn Phú Trọng, Bí thư thành ủy Hà Nội, vị trí lãnh đạo cao nhất của Thành ủy Hà Nội. Ông Trọng giữ chức này từ ngày 6 tháng 1 năm 2000 đến ngày 26 tháng 6 năm 2006. Sau khi Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm là ông Nguyễn Văn An từ chức, ông Trọng trở thành Chủ tịch Quốc hội kế nhiệm từ năm 2006 đến năm 2011, chính thức bước vào tứ trụ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dưới đây là bài viết của báo Tuổi trẻ đăng ngày 28/09/2006 liên quan tới dự án Ciputra:
Nhà nước thiệt hại 3.000 tỉ đồng do quyết định duyệt giá đất của UBND TP Hà Nội
Thời gian qua, dư luận ở Hà Nội bức xúc trước việc chỉ vì một quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 14-12-2004 - duyệt giá thu tiền sử dụng đất của Dự án khu đô thị Nam Thăng Long (KĐTNTL) sớm hơn 16 ngày so với việc công bố giá đất theo Luật Đất đai (ngày 1-1-2005) - mà ngân sách Nhà nước đã thiệt hại 3.000 tỉ đồng. Được hưởng siêu lợi nhuận này là một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài, tập đoàn CIPUTRA.
92,7 ha đất Khu đô thị Nam Thăng Long vẫn bỏ hoang vì dân chưa chịu nhận tiền đền bùThời gian qua, dư luận ở Hà Nội bức xúc trước việc chỉ vì một quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 14-12-2004 - duyệt giá thu tiền sử dụng đất của Dự án khu đô thị Nam Thăng Long (KĐTNTL) sớm hơn 16 ngày so với việc công bố giá đất theo Luật Đất đai (ngày 1-1-2005) - mà ngân sách Nhà nước đã thiệt hại 3.000 tỉ đồng. Được hưởng siêu lợi nhuận này là một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài, tập đoàn CIPUTRA.
Đây là một dự án Khu đô thị lớn nhất Hà Nội đầu tư liên doanh với nước ngoài (tập đoàn Ciputra, Indonesia) được triển khai ven Hồ Tây, nơi giá đất cao nhất, nhì thành phố. Dự án KĐTNTL với diện tích 323 ha là một "siêu dự án" của Hà Nội. Quyết định số 1106/TTg do Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn ký ngày 19-12-1997 đã xác định: "Thu hồi 3.231.367m2 đất, trong đó 2.296.011m2 đất thuộc quận Tây Hồ và 935.356m2 đất thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội và cho Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội thuê toàn bộ diện tích đất thu hồi trên để góp vốn liên doanh trong Công ty TNHH Phát triển KĐTNTL (thời hạn thuê đất 50 năm)".
Sau khi hoàn thành việc giải phóng mặt bằng 9,2 ha đất giai đoạn 1, năm 2005, việc Dự án KĐTNTL tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng 92,7 ha giai đoạn 2 (trên địa bàn quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm, Hà Nội) đã gây bức xúc, khiếu kiện khá lớn của hàng ngàn hộ dân địa phương.
Quyết định số 4622/UB-NNĐC (QĐ 4642) ngày 14-12-2004 của UBND TP Hà Nội - mà dư luận cho rằng đã tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài "lách luật" hưởng siêu lợi nhuận 3.000 tỉ đồng trong việc nộp tiền sử dụng 92,7 ha đất - nói rõ: "Xét đề nghị của Sở Tài chính, Sở Tài nguyên, môi trường & nhà đất, Cục Thuế TP tại tờ trình liên ngành số 29050/TT-LN tháng 11-2004 về giá thu tiền sử dụng đất giai đoạn II của Dự án KĐTNTL, ý kiến của UBND quận Tây Hồ, UBND TP Hà Nội có ý kiến chỉ đạo như sau:
Chấp thuận mức giá và hệ số để thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở thuộc dự án KĐTNTL giai đoạn 2 như sau: Đối với lô đất cách đường Nguyễn Hoàng Tôn trong phạm vi 200m là 1.540.000 đồng/m2; đối với các lô đất ở các vị trí còn lại là 620.000 đồng/m2. Áp dụng hệ số K=1 để thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở chung cư cao tầng; K=1,8 đối với diện tích đất xây dựng nhà ở thấp tầng thuộc quận Tây Hồ và 1,5 đối với diện tích đất xây dựng nhà ở thấp tầng thuộc địa bàn huyện Từ Liêm".
Có một điều bất bình thường là mức giá đất nói trên ở dự án KĐTNTL thấp hơn nhiều lần so với giá đất thị trường ngay tại thời điểm cuối năm 2004. Nhưng điều bất ngờ lớn nhất là chỉ sau QĐ 4622 có 16 ngày, chiếu theo Luật Đất đai, giá đất mới được TP Hà Nội công bố và áp dụng từ ngày 1-1-2005 trong "Bảng giá đất thuộc địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội" xác định giá đất ở tại đường Nguyễn Hoàng Tôn là 12.000.000 đồng/m2 và ở các vị trí khác là 6.480.000 đồng/m2, cao gấp 8 -10 lần giá đất mà QĐ 4622 cho nhà đầu tư dự án KĐTNTL được hưởng.
Điều đáng nói là trước thời điểm UBND TP Hà Nội ký QĐ 4622 gần 1 tháng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 188/CP về khung giá đất và phương pháp tính giá đất làm cơ sở cho các địa phương ban hành giá đất trên địa bàn, với tinh thần là phải sát giá thị trường. Vậy một câu hỏi đặt ra, vì "động cơ" gì mà UBND TP Hà Nội thời điểm cuối năm 2004 dù biết chắc chắn rằng bảng giá đất công bố theo Luật Đất đai (có hiệu lực từ ngày 1-1-2005) sẽ cao hơn giá cũ rất nhiều nhưng vẫn ký duyệt cho dự án KĐTNTL được hưởng giá đất thấp hơn từ 8-10 lần so với giá đất được công bố sau đó 16 ngày?
Phải chăng đây là một động thái "lách luật" rất cao tay của nhà đầu tư dự án KĐTNTL đã được UBND TP Hà Nội "bật đèn xanh" tiếp tay với hậu quả là số tiền thiệt hại từ 927.000m2 (92,7 ha) đất lên tới 3.000 tỉ đồng - hay nói cách khác, cơ quan có thẩm quyền của TP Hà Nội đã giúp cho liên doanh CIPUTRA tránh được khung giá đất mới để khỏi phải trả khoản tiền sử dụng đất hàng ngàn tỉ đồng?
Việc UBND TP Hà Nội cho dự án KĐTNTL được hưởng giá đất quá thấp như vậy đã dẫn đến những bất hợp lý và không công bằng trong chính sách đền bù giải phóng mặt bằng ở khu vực 92,7 ha (cùng một dự án nhưng có 2 mức giá đề bùn khác nhau). Trong đó có việc trong các tháng 11, 12-2004 có gần 700 hộ dân ở khu vực này chỉ được hưởng mức đền bù 128 triệu đồng 1 sào (360m2) theo khung giá cũ, trong khi 170 hộ dân còn lại được phê duyệt đền bù sau thời điểm công bố khung giá đất mới lại được hưởng 182 triệu đồng 1 sào (360m2). Hai mức giá đền bù chênh lệch nhau 54 triệu đồng/sào là nguyên nhân khiến cả ngàn hộ dân ở đây bức xúc khiếu kiện.
Đề cập tới QĐ 4622 của UBND TP Hà Nội đã "làm lợi" hàng ngàn tỉ đồng cho liên doanh đầu tư dự án KĐTNTL nói trên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Đặng Hùng Võ cho biết: "Tại sao các anh ấy lại ký vào thời điểm nhạy cảm như vậy ? Một chữ ký mà nhà nước thiệt, người dân thiệt, chỉ có nhà đầu tư có lợi, vậy thì tại sao người đại diện cho Nhà nước lại ký vào thời điểm đó, tôi cũng thấy dự án CIPUTRA có cái gì đó không bình thường ?".
Theo thông tin mới nhất mà chúng tôi vừa nhận được, một số quan chức của TP Hà Nội và quận Tây Hồ đã mua một số ngôi nhà biệt thự có vị trí đẹp nhất ở dự án KĐTNTL, mà theo một số người dân ở gần đấy cho biết có ngôi biệt thự trị giá tới hơn 1 triệu USD.
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Bài đăng phổ biến từ blog này
Phu nhân Tô Lâm là ai, Tô Lâm có mấy đời vợ?
Vợ con Tô Lâm là ai, những thông tin về người vợ đầu Nguyễn Thị Kim Loan và người vợ thứ hai Ngô Thị Phương Ly (Ngô Phương Ly) của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, được nhà báo Lê Trung Khoa cập nhật để mọi người cùng biết. Ngày 18/8/2024 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sẽ bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên bà Ngô Thị Phương Ly tháp tùng chồng đi công du nước ngoài. Vậy vợ Tô Lâm là ai? Bà Ngô Thị Phương Ly, sinh năm 1970, tức là nhỏ hơn Tô Lâm tới 13 tuổi. Đây là người vợ thứ hai của Tô Lâm. Người vợ đầu của Tô Lâm là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1959, chỉ kém Tô Lâm 2 tuổi. Bà Ngô Thị Phương Ly (quê quán Thanh Trì - Hà Nội) là một nữ nhà báo, hiện nay làm Trưởng phòng Văn hóa Nghệ thuật của Đài Truyền hình Việt Nam. Bà từng là một trong những người phát triển chương trình "Người xây tổ ấm" của kênh VTV3. Bà có 2 con với Chủ tịch nước, Tổng bí thư Tô Lâm, tất cả đều là con gái, trong đó Tô Hà Linh là chị cả. Người vợ đầu của Tô Lâm là ai? T
Bộ quốc phòng điều tra em ruột Tô Lâm sau cuộc lật đổ Huệ và Thưởng của Bộ Công An
Cuộc chiến phe phái trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đang rất căng thẳng. Sau khi khi hai đệ ruột của Nguyễn Phú Trọng là Võ Văn Văn Thưởng và Vương Đình Huệ bị hạ bệ một cách chóng vánh, tới lượt Tô Lâm bị "sờ gáy" dù đang nắm trong tay Bộ Công an siêu quyền lực. Hai bên đang ăn miếng trả miếng với những diễn biến khó lường. Nhà báo Lê Trung Khoa trích nguồn tin thân cận trong nước cho biết, trong khi Bộ Công an khởi tố bắt tạm giam anh vợ Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với cáo buộc liên quan đến vụ Hậu “pháo”, thì Bộ Quốc phòng đang vào cuộc vụ Công ty Xuân Cầu Holdings của Tô Dũng, em ruột Tô Lâm. Hiện nay Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (quê quán Hà Tĩnh) vẫn hoạt động bình thường nhưng bị cấm xuất cảnh. Làng Xuân Cầu là nơi sinh của Tô Lâm, thuộc tỉnh Hưng Yên, được dùng làm tên của Công ty cổ phần Xuân Cầu Holdings. Công ty này là một tập đoàn đa ngành được thành lập từ năm 2000, có trụ sở chính tại Hà Nội, do 6 cổ đông tham gia góp vốn, toàn là người của đại gia đình họ Tô ở
Tập đoàn Xuân Cầu là sân sau của Bộ trưởng Công an Tô Lâm?
Dư luận đang thắc mắc Tập đoàn Xuân Cầu thuộc sở hữu của ai, thế lực nào đủ mạnh để chống lưng cho Xuân Cầu suốt thời gian dài. Có thông tin cho rằng, Tập đoàn Xuân Cầu là sân sau của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, do em trai Tô Dũng điều hành. Chưa kể, nguồn tin trong nước tiết lộ đang có cuộc thanh tra của Bộ Quốc phòng nhắm tới "đế chế này". Thế lực chống lưng Tập đoàn Xuân Cầu là Bộ trưởng Công an Tô Lâm? Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Xuân Cầu, tiền thân là Công ty TNHH Xuân Cầu (Piaggio Xuân Cầu), được thành lập vào ngày 28-4-2000. Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Xuân Cầu là Tô Dũng, sinh năm 1962. Xuân Cầu là tên một ngôi làng cổ, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Xuân Cầu nằm sát con sông đào Bắc Hưng Hải là nơi chôn nhau cắt rốn của anh em nhà Tô Dũng. Công ty TNHH Xuân Cầu (Xuân Cầu Holding) có địa chỉ tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, vốn điều lệ là 2.150 tỷ đồng. Xuân Cầu Holding là công ty chuyên phân phối hàng đầu dòng
Thiếu tướng Vũ Hồng Văn em vợ Tô Lâm giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
Em vợ trước của Tô Lâm, Thiếu tướng Vũ Hồng Văn với quá trình phong quân hàm thần tốc, vừa được bổ nhiệm vào vị trí Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan đầy quyền lực của Đảng. Quá trình phong quân hàm của Thiếu tướng Vũ Hồng Văn: 1999 Thiếu úy, 2001 Trung úy, 2004 Thượng úy, 2007 Đại úy, 2010 Thiếu tá, 2013 Trung tá, 2014 Thượng tá, 2015 Đại tá, 2021 Thiếu tướng. Sáng 8/8/2024, tại Kỳ họp thứ 45 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã trao Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII đối Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Thiếu tướng Vũ Hồng Văn sinh năm 1976 quê Hưng Yên, đã kinh qua các chức vụ: Phó Chính ủy, Phó Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk; Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai; Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an. Thiếu tướng Vũ Hồng Văn là em vợ cũ
Số phận Phạm Minh Chính và phe quân đội ra sao nếu Tổng cục 2 rơi vào tay Tô Lâm?
Tô Lâm quá mạnh, quá hung hăng, đó là lợi thế của ông, nhưng cũng là bất lợi. Bởi có quá nhiều phe phái thấy rằng, Tô Lâm quá nguy hiểm. Nhưng việc ông thất bại khi quyết tâm truy lùng bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nhằm mục đích hạ bệ ông Phạm Minh Chính, đã cho thấy, dù nắm trong tay bộ máy điều tra khổng lồ, nhưng không phải lúc nào Tô Lâm cũng có thể thực hiện được tham vọng. “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, dù ông Tô Lâm có hung hăng đến đâu, nhưng khi gặp phải đối thủ khó chơi, thì cũng như húc phải núi đá. Tác giả David Hutt của tờ The Diplomat từng tiết lộ, không chỉ ông Chính, mà cả ông Phan Văn Giang cũng “dính” đến bà Nhàn. Đây chính là “điểm nghẽn” của vụ án AIC, mà đến nay, ông Tô Lâm vẫn chưa thể gỡ được. Tổng cục 2 – Bộ Quốc phòng là nơi nắm giữ rất nhiều thông tin về bà Nhàn, hiện đang nằm trong tay ông Phan Văn Giang. Ông Tô Lâm rất muốn kiểm soát cơ quan này, nhưng gặp phải thế lực quá cứng, khó mà khoan thủng. Việc gỡ “điểm nghẽn” Tổng cục 2 có thể khiến ông Chính đổ, thì
Nhận xét
Đăng nhận xét