Tô Lâm tiếp tục truy nã bà Nhàn AIC để dồn ép Phạm Minh Chính và phe Quân đội?

Lê Trung Khoa_ Trước Hội nghị Trung ương bất thường ngày 3/8 năm nay, dư luận trên mạng xã hội cho rằng, ông Tô Lâm đang tìm mọi cách để loại Thủ tướng Phạm Minh Chính ra khỏi cuộc đua vào ghế Tổng Bí thư.

Nguồn tin nội bộ của tờ Thoibao khi đó đã tiết lộ, ông Tô Lâm đã cho tay chân tiến hành lùng sục, để tìm ra bằng chứng, nhằm truất phế Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhưng không thành công.

Mới nhất, ngày 4/10, truyền thông nhà nước đưa tin, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC, tiếp tục bị truy nã theo quyết định của cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an.

Công luận đặt câu hỏi, vì sao, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, dù đang trong tình cảnh “tứ bề thọ địch – thù trong giặc ngoài”, nhưng vẫn tiếp tục ra lệnh truy nã bà Nhàn AIC, nhằm mục đích gì? Liệu điều này có liên quan đến tương lai của Thủ tướng Phạm Minh Chính hay không?

Tin báo chí Israel, được RFA Tiếng Việt trích dẫn, cho rằng nguyên nhân thực sự đằng sau vụ truy nã bà Nhàn, là các thoả thuận mua bán vũ khí. Nguyên nhân sâu xa hơn là cuộc cạnh tranh trong nội bộ Đảng, giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Vẫn theo trích dẫn của RFA, Tổng Bí thư Trọng là người đã quyết định chọn thiết bị vệ tinh tình báo của IAI – một Công ty của Israel. Thủ tướng Phạm Minh Chính là người chịu trách nhiệm về dự án này. Đồng thời, dự định bắt giữ bà Nhàn đã được lên kế hoạch, chỉ vài ngày trước khi Hội nghị Trung ương 5 khóa 13 diễn ra, từ ngày 4/5 đến 10/5/2022.

Được biết, bà Nhàn hiện đang sống ở Đức, và có lẽ, bà đã hoàn tất thủ tục xin tị nạn chính trị. Bà đang được bảo vệ rất chặt chẽ, với nhiều tầng nhiều lớp, không chỉ riêng lực lượng an ninh, cảnh sát của nước sở tại, mà còn có lực lượng của Tổng cục 2, kiểm soát 24/24.

Bà Nhàn là người đang nắm giữ rất nhiều bí mật, liên quan đến các hợp đồng mua sắm vũ khí của Bộ Quốc phòng. Đây là những vấn đề tuyệt mật của quốc gia, kể cả Bộ Công an cũng không được biết đến.

Một câu hỏi được đặt ra là, cố Tổng Bí thư Trọng là người đã quyết định chọn mua thiết bị của IAI – Công ty của Israel, còn Thủ tướng Phạm Minh Chính là người chịu trách nhiệm về dự án. Vậy, tại sao, ông Trọng và Bộ Công an của ông Tô Lâm trước đây, lại nỗ lực truy bắt bà Nhàn nhằm loại bỏ ông Chính ra khỏi ghế Thủ tướng Chính phủ?

Một số ý kiến cho rằng, cũng như Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính từng là tay chân thân tín của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và đã được cài cắm, trong “Kế hoạch hậu Ba Dũng”, để trở lại, nắm trọn quyền lực ở 4 vị trí “Tứ trụ”. Kể cả ghế Chủ tịch Quốc hội của ông Trần Thanh Mẫn.

Trong lúc ông Tô Lâm đang phải chịu rất nhiều sức ép, từ số đông trong nội bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, gồm những thành phần bảo thủ, ủng hộ đường lối thân Bắc Kinh của cố Tổng Bí thư Trọng, điển hình là một bộ phận tướng lĩnh quân đội thân Trung Quốc.

Trước Hội nghị Trung ương 7, ông Trọng đã nhiều lần tuyên bố bóng gió rằng, sẽ đưa bà Nhàn về nước để xử lý. Khả năng cao, khi còn sống, ông Trọng biết rõ, có các biểu hiện ăn chia tiền hoa hồng của giới lãnh đạo quân đội, trong các hợp đồng mua vũ khí của Bộ Quốc phòng, nhưng không có bằng chứng cụ thể.

Tuy nhiên, đến nay, nhằm bình định phe quân đội, có lẽ ông Tô Lâm mượn chuyện bà Nhàn AIC, để sắp xếp lại nhân sự của Bộ Quốc phòng và phe quân đội. Ông thừa biết, việc tổ chức bắt cóc bà Nhàn tại thời điểm này là bất khả thi, và là điều dại dột, không bao giờ được phép làm.

Bộ Công an tiếp tục phát lệnh truy nã bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Ngày 4/10, RFA Tiếng Việt cho hay “Bộ Công an Việt Nam tiếp tục truy nã Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn”.

Theo RFA, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC – bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, tiếp tục bị truy nã, theo quyết định của Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam công bố ngày 4/10.

Quyết định lần này nêu rõ, bà Nhàn liên can đến vụ án xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, thuộc Bộ Thông tin – Truyền thông.

RFA cho biết, tội danh mà cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Bộ Công an cáo buộc, đối với bà Nhàn trong vụ này, cũng là “vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Khoản 3, Điều 222, Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 7, bà Nhàn đã bị tuyên án vắng mặt 24 năm tù, trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh. Trong vụ án này, Công ty AIC bị cho là đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 95 tỷ đồng.

RFA dẫn truyền thông nhà nước, cho hay, trong bản án mới nhất, bà Nhàn bị 12 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, và 12 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Tổng hợp 2 bản án trước đây, buộc bị cáo Nhàn phải chấp hành án chung là 30 năm tù.

RFA cũng cho biết, đây là vụ án thứ 3, bà Nhàn bị xét xử vắng mặt. Vào tháng 5/2023, bà bị Toà án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt 30 năm tù, về các tội “Vi phạm quy định đấu thầu”, “Đưa hối lộ”, xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

Tháng 2/2024, bà Nhàn bị Toà án nhân dân cấp cao Hà Nội tuyên phạt 10 năm tù, về tội danh vi phạm đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Quảng Ninh.

Bà Nhàn bị cáo buộc cùng với các giới chức thuộc Sở Y tế Đồng Nai và các công ty liên quan, gian lận thầu cung cấp trang thiết bị cho Bệnh viện Đồng Nai, gây thiệt hại cho Nhà nước 152 tỷ đồng.

RFA dẫn tin từ hãng tin nước ngoài, cho biết, bà Nhàn là một nhân vật quan trọng, và là người môi giới trong hàng loạt các thỏa thuận mua bán vũ khí và thiết bị, từ hơn 10 năm trước.

Trong khoảng 15 năm qua, Việt Nam đã trở thành một thị trường xuất khẩu vũ khí quan trọng cho Israel. Hai bên đã ký một thỏa thuận vào năm 2011, nhằm tăng cường hợp tác an ninh. Một quan chức cấp cao của Israel đã sang thăm Việt Nam, cách đây 3 năm.

RFA dẫn một trang tin nước ngoài khác, cho biết, bà Nhàn là trung gian kết nối giữa Công ty IAI của Israel với phía Việt Nam. Ngoài IAI, 2 hãng khác của Pháp cũng cạnh tranh cung cấp thiết bị cho Việt Nam, là Airbus và Thales.

Bà Nhàn đã kết nối IAI với Việt Nam, qua đại diện của mình ở Israel, là Haya Meshel, vào khoảng năm 2018 và 2019, và hãng IAI đã có thư đề nghị chính thức cho Hà Nội.

Cũng theo hãng tin này, Tổng Trọng đã quyết định chọn thiết bị của IAI. Thủ tướng Phạm Minh Chính, người chịu trách nhiệm chính về dự án này, đã thảo luận qua điện thoại với người đồng cấp Israel Naftali Bennett sau đó.

Vẫn theo RFA, một hãng tin nước ngoài từng đưa tin về bà Nhàn hồi năm 2020, theo đó, bà có liên quan đến việc buôn bán vũ khí giữa Việt Nam và Israel, và có dính đến tham nhũng.

RFA trích dẫn phóng sự của nhà báo Yossi Melman, trên một hãng tin quốc tế, cho hay, Israel là nước đã cung cấp các vũ khí cho Việt Nam, bao gồm máy bay không người lái, hệ thống phòng không, nâng cấp xe tăng và tên lửa.

Tác giả Yossi Melman trích một nguồn tin ở Việt Nam, cho rằng, nguyên nhân thực sự đứng đằng sau vụ truy nã bà Nhàn, là do các thỏa thuận mua bán vũ khí. Lý do sâu xa hơn là cuộc cạnh tranh trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, và Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Theo tờ Thời Báo (Lê Trung Khoa)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phu nhân Tô Lâm là ai, Tô Lâm có mấy đời vợ?

Đồng chí hộ pháp công an Đoàn Văn Báu là ai?

Tính toán sai lầm của Tô Lâm khi ban hành nghị định 168

Bộ quốc phòng điều tra em ruột Tô Lâm sau cuộc lật đổ Huệ và Thưởng của Bộ Công An

Tô Lâm ăn thịt bò dát vàng của thánh rắc muối Salt Bae London Anh